SỬA MANIFEST CHO HÀNG NHẬP KHẨU: SỬA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

Ngày 20-04-2024 Lượt xem 82

CÓ SỬA ĐƯỢC VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN CHO HÀNG NHẬP KHẨU HAY KHÔNG?

XƯ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG TRƯỜNG HỢP SỬA VẬN ĐƠN

Khai báo Manifest (MNF) cho hàng hoá được vận chuyển bằng phương tiện vận tải đường biển (tàu biển) là một trong những nghiệp vụ khai hải quan. Người chịu trách nhiệm khai báo MNF là : hãng tàu hoặc các công ty Forwarder liên quan. Việc sửa vận đơn dẫn đến việc người khai hải quan phải sửa lại thông tin đã kê khai, và có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

CÓ SỬA ĐƯỢC VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN CHO HÀNG NHẬP KHẨU HAY KHÔNG?

Căn cứ điều 67 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 38 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/06/2018 thì: Chứng từ vận đơn có thể được sửa đổi và nộp cho cơ quan hải quan sau khi tàu nhập cảnh, kèm theo đó là chứng từ giải trình, chứng minh việc sửa đổi, bổ sung này.

Thực tế, các Công ty là đại lý vận tải (hãng tàu, Forwarder) thường chỉ làm việc là: khai sửa đổi, bổ sung. Sau đó đẩy trách nhiệm giải trình cho Doanh nghiệp (DN) nhập khẩu thực tế.

DN nhập khẩu muốn thực hiện được việc sửa đổi này, cần phải có uỷ quyền của Hãng tàu hoặc Forwarder để trực tiếp làm vi với cơ quan hải quan về nội dung sửa đổi này. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Uỷ quyền của Hãng tàu (hoặc Forwarder) cho DN để thực hiện việc sửa , nộp bổ sung vận tải đơn, và giải trình.
  • Vận đơn ban đầu (vận đơn sai)
  • Vận đơn đã được sửa đổi (vận đơn đúng)
  • Công văn giải trình lý do sửa.
  • Chứng từ khác có liên quan: Văn bản , email thông báo từ người gửi hàng cho đại lý vận tải. email thông báo từ chủ phương tiện vận tải cho Đại lý vận tải về nội dung sửa đổi, bổ sung..

Để được chấp nhận, Hồ sơ DN cung cấp phải đầy đủ, và giải trình phải hợp lý.

XƯ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG TRƯỜNG HỢP SỬA VẬN ĐƠN

Người xử phạt: Cơ quan Hải quan

Người bị phạt: Người khai hải quan – cụ thể là Công ty Đại lý vận tải (Hãng tàu, Forwarder)

Căn cứ : Nghị định 128/2020/NĐ-CP

Tuỳ từng nội dung sửa mà có các quy định xử phạt khác nhau

Ví dụ 1 : Sửa thông tin người gửi hàng (Shipper), người nhận hàng (Consignee): Không xử phạt.

Ví dụ 2: Khai sai số cont, cần sửa thì  bị xử phạt theo điểm b khoản 1 điều 7 NĐ 128 từ 500.000đ-1000.000đ

Ví dụ 3: Trường hợp Bill cũ đang để 1 Bill, giờ tách làm nhiều Bill thì xử phạt theo điểm a khoản 4 điều 8 : từ 5.000.000đ-10.000.000đ

Gọi ngay: 0904408466
wiget Chat Zalo Chat Zalo Chat qua Messenger