CO form E với trường hợp hóa đơn bên thứ 3

Ngày 06-03-2021 Lượt xem 2983

Làm rõ khái niệm và một số ví dụ điển hình

*CO form E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên thứ 3*

Trong thủ tục thông quan hàng hóa, Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Original) là một chứng từ hết sức quan trọng để xác định nguồn gốc của hàng hóa và xác định mức thuế.

Với các lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc, được nhập từ Trung Quốc hoặc các nước thành viên Asian, CO form E lại càng quan trọng, giúp DN hưởng lợi rất nhiều từ việc giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế phát sinh rất nhiều trường hợp mà CO form E bị Hải quan Việt Nam bác bỏ vì không hợp lệ. Trong nội dung bài viết này, Seawind chỉ tập trung cho trường hợp phổ biến và dễ gây hiểu lầm nhất, đó là CO form E khi xuất hiện một bên thứ 3 trong chứng từ nhập khẩu mà chúng ta hay gọi là CO form E trong trường hợp mua bán 3 bên

Ví dụ chung : A ký hợp đồng mua hàng của B. B chỉ định C là người xuất khẩu, giao hàng trực tiếp cho A.

Về vấn đề hóa đơn do bên thứ 3 phát hành, Thông tư 12/2019/TT-BTC quy định:

Điều 33. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành

Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở đặt tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu của Nước thành viên ACFTA đại diện cho công ty đó, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành có thể là hóa đơn của một Nước thành viên ACFTA hoặc của một nước không phải là Nước thành viên ACFTA. Số hóa đơn đầu tiên hoặc số hóa đơn của bên thứ ba được khai báo tại Ô số 10 của C/O mẫu E. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng phải có trụ sở đặt tại các Nước thành viên ACFTA và hóa đơn bên thứ ba được đính kèm C/O mẫu E khi xuất trình cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu”

Cần làm rõ khái niệm bên thứ 3 và nước thứ 3 (người ở đây chỉ cá nhân hoặc tổ chức)

Hóa đơn theo thông lệ quốc tế thì do bên người bán phát hành cho người mua để yêu cầu trả tiền. Trường hợp nếu hóa đơn được phát hành bởi một người khác với người bán hàng thì phải có chứng từ thể hiện điều đó hoặc được thể hiện trong hợp đồng mua bán

“Nhà xuất khẩu đại diện cho công ty đó, có nghĩa là nhà xuất khẩu đại diện cho công ty có trụ sở đặt tại nước thứ 3.

“Nước thứ 3 là nước/vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là nước/vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu. Và nhà xuất khẩu này phải có trụ sở đặt tại các nước thành viên tham gia hiệp định.

“Hóa đơn bên thứ 3 là hóa đơn được phát hành bởi một công ty có trụ sở đặt tại một nước thứ 3 hoặc bởi nhà xuất khẩu đại diện cho công ty đó.

 “Shipper : theo luật hàng hải quốc tế và pháp luật hàng hải của nhiều nước thì shipper là cá nhân/tổ chức vận chuyển hàng hóa

“Exporter” : là người xuất khẩu

Tại công văn số 1610/XNK-XXHH của Bộ Công Thương có giải thích rõ: không có quy định việc tên người gửi hàng trên vận đơn phải trùng với tên người xuất khẩu, cũng không quy định người gửi hàng phải có trụ sở đặt tại các bên tham gia hiệp định. Do đó, trường hợp Shipper và Exporter khác nhau không làm ảnh hưởng đến tính hợp lệ của CO form E.

Một số ví dụ về CO form E trong trường hợp hóa đơn phát hành bởi bên thứ 3.

 

TH1: A(VN) mua hàng B(Taiwan), B chỉ định C(China) là nhà xuất khẩu đại diện cho B xuất hàng từ China. B hoặc C đứng tên trên vận đơn, C đứng tên trên CO form E

Trường hợp này, hóa đơn của B hoặc hóa đơn của C đều được chấp nhận. Vì nếu là hóa đơn của B thì đây là trường hợp hóa đơn được phát hành bởi công ty có trụ sở tại nước thứ 3. Còn nếu là hóa đơn của C thì là trường hợp hóa đơn được phát hành bởi nhà xuất khẩu đại diện cho B.

Cũng trường hợp tương tự, nhưng B có trụ sở tại China thì CO form E không hợp lệ dù hóa đơn có được phát hành bởi bất cứ bên nào. Vì B không phải là công ty có trụ sở đặt tại nước thứ 3, nên C cũng không phù hợp (mặc dù C vẫn là nhà xuất khẩu đại diện cho B)

Trường hợp này có rất nhiều, và rất nhiều lô hàng ký hợp đồng với A, hóa đơn chứng từ do B đứng tên. Tất nhiên CO form E vẫn được chấp nhận (vì HQ không biết có A trong giao dịch này). Tuy nhiên, khi kiểm tra hoặc thanh tra phát hiện ra, dẫn đến CO form E bị bác và truy thu thuế.

TH2: A(VN) mua hàng B(China). B đứng tên trên tất cả các chứng từ, ngoại trừ bill được đứng tên C(china). Trường hợp này CO form E hợp lệ do trong hiệp định không quy định người xuất khẩu phải trùng tên với người gửi hàng.

Cũng trong ví dụ này nhưng B đứng tên trên tất cả các chứng từ, ngoại trừ CO form E đứng tên C:

Như vậy, B là seller, đồng thời là shipper. Còn C là exporter. Trường hợp này thường được gọi là CO form E ủy quyền. Lý do là do không đăng ký được CO form E (không đủ điều kiện để đăng ký theo quy định của Trung Quốc), nên phải thuê C để làm thủ tục cấp CO form E. Rõ ràng B không phải là công ty có trụ sở tại nước thứ 3, và C cũng không phải là đại diện xuất khẩu của Công ty có trụ sở tại nước thứ 3. Vì vậy CO form E trong trường hợp này là không hợp lệ. Nhiều người vẫn cho rằng nếu chứng minh C là nhà sản xuất thì CO form E vẫn hợp lệ. Nhưng dù C có là ai đi nữa thì vẫn không đáp ứng được điều kiện của  điều 33 thông tư 12/2019/TT-BTC.

TH3: A (Việt Nam) mua hàng của B( Việt Nam), B chỉ định C (china) là người giao hàng. Invocie được phát hành bởi B. C đứng tên trên CO form E, Bill ... Trường hợp này CO form E cũng không được chấp nhận, do B không phải là công ty có trụ sở đặt tại nước thứ 3. Đây cũng là một trường hợp khá phổ biến mà DN thường hay mắc phải.

Gọi ngay: 0904408466
wiget Chat Zalo Chat Zalo Chat qua Messenger